Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Các miền khí hậu của nước ta

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào

Theo vĩ độ, Trái Đất được chia thành 5 đới khí hậu là 1 nhiệt đới, 2 ôn đới và 2 hàn đới. Vậy Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Đặc điểm của đới khí hậu đó ra sao? Hãy cùng southphillybar chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

I. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

Để biết được câu trả lời Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào, chúng ta cần căn cứ vào vị trí địa lý của nước ta. Việt Nằm có vị trí nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Với vị trí nằm trong vành đai nội chí tuyến nên nhiệt độ Việt Nam khá cao và độ ẩm lớn quanh năm.

1. Những đặc điểm của khí hậu Việt Nam

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào
Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa

Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là chịu tác động lớn của lục địa Trung Hoa và biển Đông. Đó là, phía Bắc mang tính khí hậu lục địa bởi chịu sự ảnh hưởng của lục địa Trung Hóa. Còn biển Đông có tác động lớn đến tính chất ẩm của đất liền.

Nhờ sự kết hợp của 2 yếu tố này mà khí hậu của Việt Nam có đặc điểm chung như sau:

  • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa không thuần nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ mà hình thành các vùng khí hậu khác nhau.
  • Khí hậu nước ta có sự thay đổi theo mùa, từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây.
  • Nhiệt độ trung bình của Việt Nam thấp hơn so với các nước cùng vĩ độ thuộc Châu Á bởi sự ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

2. Việt Nam thuộc đới khí hậu nào?

Từ những đặc điểm chung của khí hậu nước ta, đáp án cho câu hỏi Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào, chính là đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc điểm mà mưa theo mùa, thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Còn mùa khô thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm của nước ta thường trên 20 độ C, thời tiết thất thường, thường có bão lũ.

II. Các miền khí hậu Việt Nam phân chia thế nào?

Tuy Việt Nam thuộc đới khí hậu nhiệt đới nhưng vẫn có sự khác nhau theo từng vùng miền. Cụ thể, miền Bắc và Bắc Trung Bộ có khí hậu cận nhiệt đới ẩm; miền Trung và miền Nam Trung Bộ có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa; miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới đặc trưng xavan. Vậy Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào, gồm những miền khí hậu nào?

Nước ta gồm 4 miền khí hậu chính là miền khí hậu phía Bắc, khí hậu phía Nam, khí hậu phía Trung và khí hậu Biển Đông.

1. Miền khí hậu phía Bắc

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào
Miền khí hậu phía Bắc mang đậm nét đặc trưng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc

Miền khí hậu này bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn, đặc điểm khí hậu là cận nhiệt đới ẩm. Khí hậu không có sự ổn định về thời gian bắt đầu, kết thúc giữa các mùa cũng như nhiệt độ.

  • Khu vực Đông Bắc bao gồm vùng đồng bằng Bắc bộ, vùng tả ngạn sông Hồng: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió màu, chịu sự ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới trong mùa hè và bị ảnh hưởng bởi gió phơn Lào.
  • Khu vực Tây Bắc Bộ gồm vùng tả hữu ngạn sông Hồng đến dãy Hoành Sơn. Khí hậu vùng này ấm hơn so với Đông Bắc. Hướng phơi của dãy Hoành Sơn đóng vai trò quan trọng với khí hậu ở đây, sườn đón gió nhận lượng mưa lớn, ngược lại sườn Tây tạo điều kiện đón gió Lào.

2. Miền khí hậu Trường Sơn

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào
Mùa khô và mùa mưa được phân chia rõ rệt

Miền khí hậu Trường Sơn bao gồm phía Đông dãy Trường sơn, kéo dài từ nam dãy Hoành Sơn đến mũi Dinh. Khí hậu mang đậm tính chất nhiệt đới gió mùa và được chia làm mùa khô, mùa mưa rõ rệt.

  • Vùng bắc đèo Hải Vân có mùa đông ngắn hơn so với miền Bắc và mùa hè chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn Lào.
  • Vùng duyên hải Nam Trung Bộ kéo dài từ Đà Nẵng tới bình Thuận. Khí hậu có nền nhiệt cao và thỉnh thoảng chịu ảnh hưởng của những đợt không khí lạnh nhưng không dài. Sự ảnh hưởng của gió Lào không lớn những mùa khô sâu sắc hơn.

Một đặc điểm rất quan trọng của khí hậu miền Trường Sơn là mùa khô và mùa mưa không cùng lúc với hai miền khí hậu còn lại. Hơn thế, trong khi cả nước có lượng mưa lớn thì miền khí hậu Trường Sơn lại trong thời kỳ khô hanh nhất.

3. Miền khí hậu phía Nam

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào
Khí hậu ít bị biến động, nền nhiệt ổn định

Miền khí hậu phía Nam bao gồm lãnh thổ vùng Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này mang khí hậu nhiệt đới xavan với 2 mùa chính là khô và mưa. Nhiệt độ trung bình năm ca, biên độ nhiệt nhỏ hơn so với khu vực Bắc dãy Bạch Mã. Mùa khô kéo dài và rất sâu sắc, khí hậu ổn định, ít bị biến động.

4. Miền khí hậu biển Đông

Vùng khí hậu biển Đông mang đậm tính chất nhiệt đới mùa hải dương tương đối đồng nhất. Miền khí hậu này thường có những dãy lốc xoáy đi từ biển Thái Bình Dương vào và tạo thành những cơn bão lớn.

III. Nhiệt độ trung bình của Việt Nam

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào
Nhiệt độ trung bình từ 21 đến 27 độ C

Qua thông tin Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào, có thể thấy địa hình cùng với khí hậu là hai nhân tố quyết định đến nền nhiệt. Theo đó, nhiệt độ trung bình của nước ta có sự chênh lệch giữa các vùng miền.

  • Nhiệt độ trung bình của cả nước dao động từ 21 độ C đến 27 độ C và có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam.
  • Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 25 độ C. Mùa đông, miền Bắc có nhiệt độ thấp nhất cả nước, có vùng mức nhiệt xuống tới 0 độ C, xuất hiện băng tuyết.
  • Ngoài ra, do sự ảnh hưởng của gió mà địa hình phức tạp nên nước ta thường gặp những bất lợi về thời tiết như bão lũ, hạn hán, giá rét…

Quá những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết được câu trả lời Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào rồi đúng không. Bên cạnh đó, bạn cũng hiểu được sự ảnh hưởng của đới khí hậu đến các yếu tố của thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về địa lý, thời tiết nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *