Hồ Gươm luôn là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch trong và người nước khi đến với Hà Nội. Thế nhưng, không phải ai cũng biết chính xác hồ Gươm nằm ở đâu giữa lòng Thủ Đô. Nếu bạn cũng như vậy thì đọc ngay bài viết này của southphillybar chúng tôi để biết chi tiết nhé.
Contents
I. Hồ Gươm ở đâu?
Là hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích khoảng 12ha, Hồ Gươm còn có những cái tên gọi khác như hồ Hoàn Kiếm, hồ Tả Vọng, hồ Lục thủy. Không chỉ là nhân chứng của lịch sử Thủ Đô mà đây còn là địa điểm hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước. Bởi vậy, thông tin hồ Gươm nằm ở đâu luôn được nhiều du khách quan tâm.
Hồ Gươm thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. hồ có vị trí kết nối các tuyến phố trâm tâm của khu phố cổ Thủ Đô như hàng Ngang, hàng Đào, Lương Văn Can, Cầu Gỗ… cũng với các khu phố là Tràng Thi, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền… Bởi vậy, nếu bạn ghé thăm hồ Gươm thì có thể tham quan được 36 phố phường nổ tiếng của Hà Nội.
II. Truyền thuyết về hồ Gươm
Bên cạnh thông tin Hồ Gươm nằm ở đâu, thì truyền thuyết về hồ cũng là câu chuyện mà người Việt nào cũng nên nắm rõ. Tương truyền kể lại rằng, trong thời kỳ đứng lên tập hợp nhân sĩ cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân Minh, Lê Lợi vô tình nhặt được một thanh sắt như lưỡi gươm và cái chuôi có khắc chữ Thuận Thiên cùng chữ Lợi.
Từ đó, Lê Lợi tin đây là ý trời. là báu vật linh thiêng nên đã cho ráp thành 1 thanh gươm hoàn chỉnh. Nhờ thanh gươm đó mà Lê Lợi cũng các nhân sĩ đã dẹp tan được quân Minh và suy tôn ông lên làm vua.
Đến đầu năm 1428, trong một chuyến dạo thuyền trên hồ Tả Vọng cùng các quan thần triều đình, thì vua Lê Lợi chợt thấy rùa vàng nổi lên mặt hồ và thanh gươm bên người động đậy, phát sáng. Vua hiểu được ý nên đã trao thanh gươm để Rùa hoàn lại cho Long Quân. Kể từ đó hồ được gọi là hồ Gươm cho đến ngày nay.
III. Làm thế nào để tới Hồ Gươm?
Với thông tin giải đáp Hồ Gươm nằm ở đâu trên đây, có thể thấy hồ có vị trị trung tâm, được người Pháp quy hoặc cách đây hàng trăm năm để trở thành điểm kết nối những con phố, tuyến đường của Hà Nội. Vì thế, để đến được hồ Gươm, bạn có thể chọn nhiều hình thức phương tiện di chuyển khác nhau.
- Xe máy: Những con phố bao quanh hồ Gươm luôn đông đúc, nhộn nhịp. Vì thế để có thể lượng vài vòng quanh hồ Gươm thì xe máy là lựa chọn phù hợp nhất. Phương tiện di chuyển là xe máy sẽ giúp bạn dễ dàng ghé qua các địa điểm du lịch hấp dẫn gần đó như Nhà thờ lớn, phố cổ, nhà hát lớn…
- Ô tô: Tại các khu phố cổ xung quanh Hồ gươm rất chật chội và đông đúc nên việc di chuyển bằng ô tô sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, đồng thời việc tìm chỗ đỗ xe cũng khá khó. Về khoản này thì xe máy chính là sự lựa chọn tuyệt vời. Nếu bạn di chuyển bằng ô tô thì hãy chọn địa điểm gửi xe bên ngoài khu vực hồ rồi đi bọ vào tham quan, cảm nhận nhé.
- Các phương tiện công cộng: Ngoài những phương tiện cá nhân thì bạn có thể sử dụng các dịch vụ công cộng như xe bus, taxi… Xung quanh khu vực hồ Gươm có rất nhiều điểm xe bus, nên bạn có thể chọn loại phương tiện di chuyển này để tiết kiệm chi phí.
IV. Những điểm không thể bỏ qua tại Hồ Gươm
Không phải ngẫu nhiên mà bất cứ ai đến Hà Nội cũng muốn biết hồ Gươm nằm ở đâu, cũng như việc hồ Gươm chính là thắng cảnh số 1 của thủ đô. Bởi nơi đây không chỉ là trung tâm văn hóa mà còn có nhiều địa điểm du lịch ý nghĩa, mang đậm nét văn hóa của Hà Nội. Cụ thể như sau:
1. Tháp Rùa
Đây được coi là biểu tượng và có vị trí nằm chính giữa hồ Gươm. Theo tài liệu ghi chép, tháp Rùa được xây dựng từ những năm 1884 – 1886, công trình này chịu ảnh hưởng bởi kiến trúc Pháp và mang dấu ấn phong kiến cổ xưa. Tháp được xây dựng trên gò đất trống, cỏ xanh tốt quanh năm. Với vị trí vô cùng đắc địa, tháp Rùa đã cùng người dân Hà Nội trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử. Cho đến nay, tháp Rùa vẫn giữa cho mình vẻ đẹp uy nghiêm, cổ kính. Đây cũng là nơi không ít lần cụ Rùa Hồ gươm nằm lên phơi nắng. Vậy cụ rùa Hồ Gươm bao nhiêu tuổi? Theo kết quả phân tích ADN từ các chuyên gia khoa học, cụ rùa Hồ Gươm hơn 100 năm tuổi.
2. Cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn nằm ở phía Bắc của hồ Gươm. Nơi đây mang đậm kiến trúc tôn giáo qua nhiều thời đại vua chúa nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp linh thiêng, tạo điểm đặc sắc cho một Thăng Long ngàn năm tuổi.
Dẫn vào đền Ngọc Sơn chính là cầu Thê Húc. Cây cầu mà trong sách văn học ví như con tôm cong cong màu đỏ. Cầu Thê Húc được xây dựng từ năm 1865, chất liệu xây chủ yếu là gỗ. Đứng trên cầu, du khách sẽ nhìn thấy cổng vào đền Ngọc Sơn ẩn nấp dưới những bóng cây cổ thụ.
3. Tháp Hòa Phong
Nằm ở phía đông của Hồ Gươm, tháp Hòa Phong là phần di tích còn sót lại của chùa Báo Ân. Tháp cao 3 tầng, bốn mặt là bốn cửa tương ứng với các chữ được khắc là “Báo Đức môn”, “Báo Ân môn”, “Hòa Phong tháp” và “Báo Thiên tháp”.
Tháp Hòa Phong mang đậm kiến trúc tôn giáo từ thời phong kiến, cụ thể là Phật Giáo. Cho đến nay di tích tháp Hòa Phong vẫn được giữ nguyên vẹn sự cổ kính, nét rêu phong. Mỗi khi ghé qua đây, các du khách thường nán lại để lưu giữ những kỷ niệm đẹp cùng thủ đô.
4. Nhà hát Lớn
Từ khu vực trung tâm hồ Gươm, bạn chỉ cần đi về số 1A Tràng Tiền là sẽ thấy Nhà hát lớn nằm trên quảng trường Cách mạng Tháng Tám. Đây chính là địa điểm diễn ra những hoạt động văn hóa, nghệ thuật, các chương trình đặc sắc.
Nhà hát Lớn mang đậm nét kiến trúc của các nhà hát ở nước Pháp. Từ không gian bên ngoài, cho đến bên trong tất cả đều mang những nét đặc trưng của kiến trúc nhà hát Châu Âu. Vậy nên, khi đến Hồ Gươm, bạn đừng bỏ lỡ địa điểm thú vị này nhé.
5. Phố cổ Hà Nội
Như đã đề cập, hồ Gươm nằm ở đâu thì xung quanh hồ gươm là những tuyến phố cổ mà bất cứ ai khi đến Hà Nội cũng phải nhắc đến. Tuy đã có sự thay đổi, nhưng 36 phố phường vẫn còn có những ngôi nhà mang đậm nét kiến trúc xưa. Ngoài ra, ở đây còn bảo tồn nhiều công trình có lịch sử lâu đời như đình, đền, chùa. Vậy nên bạn hãy đến đây để được trải nghiệm những hình ảnh xưa cũ và nét đặc sắc ẩm thực thủ đô tại khu phố cổ nhé.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã biết được Hồ Gươm nằm ở đâu cũng như một số địa điểm nổi tiếng quanh hồ. Chúc các bạn có chuyến đi tham quan hồ Gươm thật ý nghĩa và nhiều kỷ niệm.